Hệ thống âm thanh 2.1, 5.1, 7.1 là gì và đặc điểm của nó như thế nào, thì hãy tham khảo bài viết sau của KARAOKE–PRO để có thể hiểu rõ và lựa chọn hệ thống phù hợp nhé!
1. Hệ thống âm thanh 2.1 – Gia đình
Hệ thống âm thanh 2.1 gồm 2 loa vệ tinh trái – phải và 1 loa Sub chuyên xử lý âm trầm (âm bass). Loa Sub sẽ nhận nhiệm vụ phát riêng các âm bass, làm cho âm bass nổi hơn, giúp âm thanh hay hơn. Vì thế, nếu bạn muốn mua loa dùng để nghe nhạc thì dàn loa 2.1 sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Một hệ thống khác tương tự là hệ thống sử dụng loa thanh (soundbar). Bên trong loa thanh sẽ là 2 loa trái, phải, kết hợp với loa Sub để tạo nên một hệ thống 2.1.
Ưu điểm:
- Mức giá phù hợp với đại đa số người dùng.
- Cung cấp chất lượng âm thanh tốt hơn so với loa mặc định của tivi.
- Loa Sub đem lại trải nghiệm âm thanh tốt hơn hơn so với hệ thống Stereo (2.0)
- Số lượng loa ít nên tiết kiệm diện tích, lắp đặt đơn giản.
- Có thể nâng cấp lên hệ thống âm thanh vòm về sau.
Nhược điểm
Không thể cung cấp trải nghiệm âm thanh vòm như các hệ thống nhiều loa hơn. Đồng thời, với công suất nhỏ, từ 500W trở xuống nên âm thanh phát ra không quá trong trẻo và thường không kết nối mạng được, không giúp hát Karaoke
Cách bố trí hệ thống loa 2.1
Loa trái và phải sẽ được đặt cách tường một khoảng 5 – 10 cm, tạo một góc khoảng 30 độ hướng về phía người nghe. Loa Sub sẽ được đặt dưới đất, giữa 2 loa trái phải.
2. Hệ thống âm thanh 5.1 – Giải trí
Hệ thống âm thanh 5.1 là hệ thống âm thanh vòm được sử dụng phổ biến nhất vì có thể đem đến trải nghiệm âm thanh vòm cho hầu hết người nghe. Hệ thống 5.1 gồm 6 loa, bao gồm 5 loa vệ tinh và 1 loa Sub với chức năng như sau:
- 1 loa trung tâm – Center: là loa chính, chịu trách nhiệm phát giọng hát của ca sĩ hay lời thoại của các nhân vật.
- 2 loa trước – Front: là hai loa trái – phải, cùng với loa chính, phát những âm thanh cơ bản và quan trọng nhất.
- 2 loa vòm – Surround: tạo hiệu ứng âm thanh, phát những âm thanh phụ như tiếng vỗ tay, tiếng bước chân.
- 1 loa siêu trầm – Sub: phát những âm trầm.
Ưu điểm
- Cung cấp âm thanh vòm, tăng trải nghiệm người nghe.
- Tương thích rộng rãi với các nguồn phát hiện nay như truyền hình, phim, Blu-Ray, dịch vụ phát trực tuyến (streaming services).
- Là hệ thống phổ biến để xây dựng một rạp hát gia đình.
- Sản phẩm đa dạng trên thị trường.
Nhược điểm
- Chi phí sẽ khá cao, đặc biệt khi bạn đang xây dựng một hệ thống có chất lượng tốt.
- Hệ thống 5.1 sẽ đáp ứng rất tốt nhu cầu xem phim, chơi game nhưng không lý tưởng lắm khi nghe nhạc.
- Vì có nhiều bộ phận nên dàn loa hơi cồng kềnh. Vì vậy, cần phải có diện tích đủ rộng để lắp đặt và có thể tái tạo âm thanh vòm tốt nhất.
Cách lắp đặt hệ thống loa 5.1 chuẩn nhất
Loa Center sẽ được đặt chính diện với người nghe. Loa Front, bao gồm Left và Right, hướng về người nghe và tạo một góc từ 22 độ – 30 độ.
Loa vòm nên được đặt 2 bên hoặc đằng sau người nghe, tốt nhất là tạo một góc 110 độ – 120 độ so với loa trung tâm. Loa sub được đặt dưới đất và có thể ở bên trái hoặc phải của màn hình.
3. Hệ thống âm thanh 7.1 – Cao cấp
Đây là một “biến thể” được nâng cấp từ âm thanh 5.1. Hệ thống 7.1 được trang bị thêm 2 loa vòm – Surround, nâng tổng số kênh âm thanh vòm lên 4 kênh (4 loa Surround). 2 loa Surround thêm vào có thể đặt ở 2 bên hoặc ở trên trần nhà để tạo sự đa dạng trong việc tái tạo âm thanh. Như vậy, hệ thống âm thanh 7.1 gồm 7 loa vệ tinh và 1 loa Sub.
Ưu điểm
- Đem lại trái nghiêm âm thành vòm tốt nhất trong các hệ thống.
- Sự linh động trong việc lắp đặt 2 loa Surround để đem đến trải nghiệm âm thanh đa dạng.
- Nâng cấp dễ dàng từ hệ thống 5.1.
Nhược điểm
- Hệ thống 7.1 sẽ khá đắt đỏ
- Việc lắp đặt phức tạp hơn, cần phải có kiến thức và chuyên môn và không gian đủ rộng.
- Nhiều định dạng âm thanh chưa hỗ trợ 7.1 kênh.
Cách sắp xếp hệ thống loa 7.1
Với 4 loa Center, Left, Right và Sub, bạn sắp xếp tương tự như với hệ thống 5.1. Riêng đối với 4 loa Surround, bạn có thể sắp xếp như sau:
– Cách 1: 2 loa 2 bên tạo một góc 90 độ – 110 độ so với loa trung tâm, 2 loa đằng sau tạo một góc 135 độ – 150 độ so với loa trung tâm.
– Cách 2: 2 loa 2 bên tạo một góc 110 độ – 120 độ so với, 2 loa trên đầu người nghe.
4. Sự khác biệt giữa 3 dàn âm thanh 2.1, 5.1 và 7.1
DÀN ÂM THANH 2.1
- Thiết kế: Gọn nhẹ, đơn giản, dễ bố trí trong nhà chỉ với 3 loa.
- Công suất: Thấp, từ 500W trở xuống.
- Hiệu ứng âm thanh: Âm thanh chỉ với 2 kênh. Hiệu ứng sẽ không bằng các dàn loa 5.1 và 7.1
- Giá cả: Khoảng từ 2 triệu đến 9 triệu.
- Nhu cầu: Nghe nhạc là chủ yếu và dành cho Không gian nhà nhỏ
DÀN ÂM THANH 5.1
- Thiết kế: Hơi cồng kềnh và chiếm diện tích vì sử dụng đến 6 loa.
- Công suất: Trung bình, từ 500W đến 2000W.
- Hiệu ứng âm thanh: Âm thanh 5 kênh. Hiệu ứng đa dạng, mang đến cảm giác sống động cho người nghe
- Giá cả: Khoảng 3.5 triệu đến 7.5 triệu.
- Nhu cầu: Nhu cầu đa dạng, từ xem phim đến nghe nhạc, chơi game, mở CD, DVD…Nhà rộng rãi, có nhiều không gian để bố trí loa.
DÀN ÂM THANH 7.1
- Thiết kế: Hiện đại, sang trọng, sử dụng 8 loa cho dàn âm thanh này.
- Công suất: Cao, từ 2000W trở lên.
- Hiệu ứng âm thanh: Âm thanh vòm 7 kênh. Có âm thanh vòm. nhiều chuẩn kết nối.
- Giá cả: Cao, từ 25 triệu đến 60 triệu.
- Nhu cầu: Đủ cho hầu hết các nhu cầu từ nghe nhạc nhẹ, nhạc sàn đến hát Karaoke. Trải nghiệm tốt nhất nguồn nhạc chất lượng cao (nhạc lossless, nhạc Hi-res)
Trên đây là bài viết về các hệ thống loa 2.1, 5.1 và 7.1. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn hệ thống âm thanh phù hợp cho nhu cầu của bạn nhé!